Người Do Thái không chỉ được biết đến là dân tộc thông minh nhất thế giới mà họ còn cực kỳ xuất sắc về mặt kinh tế, tài chính, thương mại. Sở dĩ họ giỏi vậy là bởi cha mẹ Do Thái luôn dạy con về tiền từ khi còn nhỏ.
Người Do Thái không chỉ được biết đến là một dân tộc thông minh nhất, mà còn là một trong những nhà quản lý tài chính tài ba và khả năng làm kinh tế xuất sắc trên thế giới.
Người ta thường nói rằng bất cứ thứ gì, lĩnh vực gì mà người Do Thái chạm vào thì nó đều thịnh vượng và phát triển.
Vậy làm thế nào để họ có thể làm được như vậy? Có lẽ là vì cha mẹ Do Thái dạy con về tiền bạc từ rất sớm, ngay khi trẻ mới được ba hoặc bốn tuổi.
Họ bồi dưỡng kỹ năng quản lý tài sản cho con không nhằm mục đích biến trẻ thành cái máy kiếm tiền hay thần giữ của mà đối với cha mẹ Do Thái đó được xem là cách giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách.
Để dạy dỗ con cái của mình cách quản lý tiền bạc khôn ngoan, cha mẹ Do Thái dạy con bài học về 5 chiếc lọ. Họ sử dụng 5 chiếc lọ khác nhau, mỗi lọ được dán nhãn cẩn thận và có một nắp đậy chắc chắn.
Các lọ được dán nhãn cụ thể như sau: 10% đóng góp xã hội, 20% đầu tư, 10% làm từ thiện, tiết kiệm 10%, và 50% còn lại là dùng để chi tiêu.
5 chiếc lọ quản lý tiền mà cha mẹ Do Thái dạy con của mình.
Một ngày, mỗi trẻ em Do Thái được cho 10 Shekels (tiền Israel), đứa trẻ sẽ bỏ 1 Shekel vào lọ đóng góp xã hội, 2 shakels vào 2 lọ từ thiện và tiết kiệm, 2 shakels vào lọ đầu tư và cuối cùng là trong tay chỉ có 5 shakels để chi dùng.
Sau đó, trẻ sẽ mở lọ từ thiện vào mỗi sáng chủ nhật, trong khi lọ đóng góp xã hội chỉ được mở vào cuối tháng.
Lọ tiết kiệm sẽ được mở trong những trường hợp đặc biệt như khi trong gia đình xảy ra chuyện, có người bị đau bệnh. Còn lọ đầu tư thì chỉ được mở ra khi nó đã đầy tiền.
Với hai lọ tiền từ thiện và đóng góp xã hội, cha mẹ Do Thái dạy cho trẻ về lòng nhân ái, sự sẻ chia với mọi người, với xã hội.
Trẻ sẽ đóng góp số tiền dù ít ỏi, nhỏ nhoi vào quỹ từ thiện hoặc giúp đỡ trực tiếp những bạn khó khăn mà trẻ gặp. Trẻ sẽ dùng số tiền đóng góp xã hội để hỗ trợ sửa chữa nhà thờ, trường học…
Không chỉ học cách sẻ chia, mà trẻ em Do Thái còn phải học cách “cân đo đong đếm”.
Với 50% số tiền còn lại trong tay, trẻ phải tính toán cái gì cần mua, cái gì cần tiết kiệm, vì nếu sử dụng hoang phí thì trẻ sẽ không còn tiền để dùng, và chắc chắn là cha mẹ Do Thái không chấp nhận chuyện con của mình đi mượn tiền.
Bên cạnh đó, trẻ em Do Thái còn có đầy đủ quyền quyết định nên đầu tư tiền vào đâu, khi nào bằng chính số tiền mà trẻ đã tích lũy.
Cha mẹ Do Thái hoàn toàn không can thiệp ngay cả khi trẻ đang có một quyết định sai lầm. Vì họ muốn con của họ học hỏi từ những thất bại.
Sau tất cả thì thất bại vẫn là một người thầy giỏi, truyền thụ kiến thức và kinh nghiệm cho trẻ thông qua những bài học thực tế.
Bằng cách này, trẻ em Do Thái sẽ trở nên chín chắn hơn trong quá trình đưa ra quyết định và hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Nếu muốn con mình sau này biết sống tiết kiệm, có nguyên tắc, có trách nhiệm, biết quản lý tài chính để đảm bảo cuộc sống tương lai thì ngay bây giờ các cha mẹ hãy lập kế hoạch dạy con về tiền và cách xài tiền (Ảnh minh họa).
Người lớn chúng ta thường biết rằng phần khó khăn nhất trong cuộc sống là việc quản lý tiền bạc. Khi chúng ta biết cách chi tiêu đúng đắn, cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng và thoải mái hơn.
Trẻ em Do Thái lớn lên với ý thức trách nhiệm cao và kinh nghiệm nhiều hơn là sự hài lòng, thỏa mãn so với các trẻ em ở các nước khác.
Ngay cả khi nhiều người ở Mỹ và châu Âu phải “vật lộn” với nợ thẻ tín dụng thì những người Do Thái nằm rải rác khắp nơi trên thế giới vẫn tiếp tục phát triển mạnh trong kinh doanh và tài chính cá nhân.
Vì vậy, nếu muốn con mình sau này biết sống tiết kiệm, có nguyên tắc, có trách nhiệm, biết quản lý tài chính để đảm bảo cuộc sống tương lai thì ngay bây giờ các cha mẹ hãy lập kế hoạch dạy con về tiền và cách xài tiền.
Đây là một trong những khoản đầu tư tốt nhất và thu lại “lợi nhuận” cao nhất mà cha mẹ có thể làm cho con của mình.
Tiếp theo, cha mẹ nên có một thái độ “dễ dãi”. Cho dù trẻ có đưa ra một quyết định điên rồ thì nó vẫn có giá trị để thử nghiệm, để trẻ học cách chấp nhận thất bại, học cách nên chi tiêu như thế nào cho hợp lý.
Đó là những bài học bổ ích rất cần thiết cho cuộc sống sau này của trẻ.
Nguồn Soha
Xem thêm: